Lưu Trữ một số bài viết của Vs Tịnh Mạc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cần làm rõ cái chết oan uổng của một tân sinh viên

Go down

Cần làm rõ cái chết oan uổng của một tân sinh viên Empty Cần làm rõ cái chết oan uổng của một tân sinh viên

Bài gửi by Tuệ Đức Hải Đăng August 28th 2011, 3:50 pm

Dân trí) - Ngày 25/8, gia đình Phạm Phú Chung gởi đơn đến cơ quan chức năng và báo chí để phản ảnh sự tắc trách của các bác sĩ bệnh viện Quân y 17- Đà Nẵng gây nên cái chết oan uổng cho em.

Như Dân trí đã đưa tin (Khởi tố nhóm đối tượng chém người tại quán karaoke), đêm 12/8, khi vừa ra khỏi karaoke Phượng Hoàng trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), Phạm Phú Chung (tân sinh viên CĐ Thương mại Đà Nẵng) bất ngờ bị Nguyễn Văn Thìn, Võ Đình Hồng và Lê Anh Giáp đâm trọng thương.

Cần làm rõ cái chết oan uổng của một tân sinh viên H89d
Nạn nhân chết oan chụp hình cùng mẹ trước đây một tháng

Nguyên nhân trước đó, ba tên Thìn, Hồng, Giáp xô xát với một nhóm thanh niên khác tại quán karaoke này nhưng trả thù nhầm. Phạm Phú Chung sau đó được đưa cấp cứu tại BV Quân y 17.

Sau gần một tuần điều trị, chiều tối ngày 18/8, BV Quân y 17 bảo bệnh nhân đã ổn định và cho xuất viện. Thế nhưng, chỉ hơn 3 tiếng đồng hồ sau, em Chung phải nhập viện cấp cứu và tử vong sau đó.

Trong đơn tố cáo của anh Phạm Phú Đức (Trưởng Đồn biên phòng 256, Bộ chỉ huy biên phòng Đà Nẵng), bố em Phạm Phú Chung gửi các cơ quan thông tấn báo chí cho biết, con anh bị chết là do bác sĩ “chẩn đoán hoàn toàn sai lệch về tình trạng bệnh của con tôi, đồng thời chủ quan, vô cảm trước mạng sống của bệnh nhân”.
Anh Đức đau đớn viết: "Dù có thế nào đi chăng nữa thì con tôi cũng không sống lại được. Vĩnh viễn không gì có thể bù đắp được nỗi mất mát, đau đớn này của gia đình. Nhưng với tư cách là một người lính, một người cha mất con, tôi kính mong các cơ quan truyền thông báo chí hãy vào cuộc, lên tiếng và đưa vụ việc ra trước công luận, nhằm làm rõ nguyên nhân cái chết và trách nhiệm của bác sĩ điều trị, để sau này sẽ không còn người bệnh phải chết oan ức như con tôi”.

Theo đơn trình bày của anh Phạm Phú Đức: “... Cháu được chăm sóc tại Khu B3 trong 2 ngày, đã tự ăn uống, vệ sinh và đi lại được. Sau các thủ tục siêu âm, xét nghiệm, chụp X-quang, bệnh viện kết luận “vết thương đã ổn định, ổ bụng không có dịch” và cho bệnh nhân xuất viện lúc 19 giờ 30 ngày 18/8, đồng thời hẹn gia đình ngày hôm sau quay trở lại lấy giấy xuất viện.

Con tôi được đưa về nhà, đến 23 giờ cùng ngày thì đau bụng dữ dội, gia đình lập tức đưa cháu quay trở lại BVQY17 để cấp cứu. Đến bệnh viện lúc 23 giờ 30, Khoa hồi sức cấp cứu bắt buộc phải làm các thủ tục nhập viện một lần nữa mới tiến hành cấp cứu cho con tôi với lý do “hồ sơ lúc chiều đã quyết toán xong rồi."

Sau một loạt các xét nghiệm, chụp phim, siêu âm… bác sĩ yêu cầu gia đình mang toa đi mua thuốc để tiêm, truyền dịch cho bệnh nhân và chuyển con tôi xuống Khu B3 để tiếp tục theo dõi và điều trị. Suốt buổi sáng 19/8, cháu Chung đã bớt đau và tỉnh táo trở lại sau đó gia đình đề nghị được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để điều trị tốt hơn nhưng bác sĩ Sinh (trực tiếp điều trị) khẳng định “không cần chuyển viện, chỉ cần hút dịch trong phổi, không có gì đáng lo ngại”.

Đến 14 giờ cùng ngày, bác sĩ Sinh gặp gia đình và có ý kiến: “Thứ bảy, Chủ nhật bệnh viện bận nên phải tiến hành hút dịch trong phổi cho bệnh nhân trong chiều nay (tức thứ 6 ngày 19 tháng 8, đồng thời yêu cầu người nhà đi mua 2 ống xi-lanh để bác sĩ hút dịch cho bệnh nhân. Khoảng 14 giờ, cháu Chung được đưa vào phòng siêu âm để gây tê và hút dịch.

Một lúc sau, người nhà nghe tiếng cháu Chung thét lên đau đớn rồi bất tỉnh trong phòng siêu âm và lập tức được chuyển trở lại phòng hồi sức cấp cứu. Sau đó, bệnh viện gọi người nhà, đưa toa thuốc và yêu cầu mua 2 lọ thuốc trả lại phòng cấp cứu vì bác sĩ vừa mới “tạm ứng” thuốc để tiêm cho bệnh nhân.

Trong lúc người nhà đi mua thuốc, cô ruột cháu nhìn qua cửa sổ thì thấy có 2 bác sĩ nam đến tiêm cho cháu Chung rồi cháu ngất đi ngay sau khi tiêm thuốc. Đến 16 giờ 30, bác sĩ Toàn (Trưởng khoa hồi sức cấp cứu BV Quân y 17) mở cửa chính ra gặp bố cháu Chung và thông báo: “Tình trạng cháu đang nguy kịch, có thể do sốc phản vệ, cơ thể phản ứng với thuốc vừa được tiêm, huyết áp xuống rất thấp”...
Gia đình khẩn thiết van nài các bác sĩ cố gắng cứu Chung, bác sĩ Toàn liền trấn an: “Gia đình yên tâm, anh em đang tập trung cứu bệnh nhân. Còn bây giờ tôi phải đi tiếp khách”... Không còn cách nào khác, anh Đức liền điện thoại nhờ người quen ở BV Đa khoa Đà Nẵng cử bác sĩ sang BV Quân y 17 hội chẩn và hỗ trợ.

Các bác sĩ của BV Đa khoa Đà Nẵng mới đi được nửa đường thì nhận được điện thoại từ BV Quân y 17 báo cháu Chung đã tử vong nên quay về và báo qua điện thoại cho gia đình.

Rất lâu sau đó, Khoa hồi sức cấp cứu vẫn cửa đóng then cài, gia đình đành tìm cách kéo cửa sổ để nhảy vào Phòng cấp cứu. Lúc bác ruột của Chung vào được trong phòng thì thấy em đã chết, nằm một mình trên giường bệnh, không có bác sĩ nào bên cạnh.

Hiện Trung tâm Pháp y TP Đà Nẵng, Cơ quan điều tra và các cơ quan chức năng liên quan đang điều tra làm rõ sự việc. Thông tin từ Trung tâm pháp y cho biết: Vết thương ở vùng lưng trái tổn thương đáy phổi trái và vết thương bên phải ổ bụng làm tổn thương ổ bụng gây tràn máu ổ bụng, lồng ngực tràn ngập máu (khoảng hơn 3 lít máu), ổ bụng có gần 1 lít máu đông và máu loãng.

Tuy nhiên, khi cho bệnh nhân xuất viện, bệnh viện khẳng định: “Vết thương đã ổn định, ổ bụng không có dịch”.

Như vậy, vấn đề cần làm rõ ở đây là vết thương ở phổi và thủng ở bụng có từ lúc nào? Từ khi nhập viện do bị đâm vào đêm 12/8 hay có sau quá trình được điều trị tại BV Quân y 17? Máu đông cục trong ổ bụng cho thấy máu đã bị chảy từ lâu mới có thể đóng cục.

Cần biết rằng, vết thương trong phổi và ổ bụng là do bệnh nhân bị dao đâm ngày 12/8. Vậy tại sao bác sĩ điều trị lại cho rằng bệnh nhân đã ổn định và cho xuất viện vào ngày 18/8? Việc bệnh nhân phải quay trở lại bệnh viện cấp cứu ngay sau khi được xuất viện hơn 3 tiếng đồng hồ cho thấy mức độ nghiêm trọng, tình trạng nguy kịch của bệnh nhân. Song theo trình bày của người nhà thì bệnh nhân sau khi được kiểm tra lại được chuyển ngay xuống phòng B3, mà không được cấp cứu tích cực.

Nếu đúng như trình bày của người nhà bệnh nhân thì việc BV Quân y 17 không cho bệnh nhân chuyển viện với lý do “không có gì đáng lo ngại”, nhưng chỉ vài tiếng sau bệnh nhân tử vong thì trách nhiệm này thuộc về ai? Nhiều bác sĩ cho rằng, việc điều trị là theo chỉ định của bác sĩ nhưng việc xin chuyển viện là mong muốn của người nhà bệnh nhân và cần được đáp ứng. Quy định của ngành Y có cho phép bác sĩ nói với người bệnh rằng người bệnh “không có gì đáng lo ngại” hay không?

Trả lời Dân trí và các PV khác chiều 25/8, Chính ủy BV Quân y 17 - Đại tá Văn Quý Tuấn cho biết ngay trong ngày 25/8, bệnh viện đã thành lập đoàn thanh tra để phối hợp với Cơ quan chức năng và Trung tâm pháp y tiến hành điều tra làm rõ và trong tuần tới sẽ tiến hành triển khai làm việc.

“Việc bức xúc của gia đình cháu Chung là có. Bệnh viên chưa tiến hành kiểm thảo tử vong nên chưa thể trả lời đúng sai. Chúng tôi sẽ tiến hành thanh tra từ lúc bệnh nhân nhập viện, đến quá trình điều trị và cả khi nạn nhân bị tử vong”, Chính ủy Văn Quý Tuấn cho biết.

Qua cái chết của cháu Chung, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra để các cơ quan chức năng làm sáng tỏ.

Công Bính
Tuệ Đức Hải Đăng
Tuệ Đức Hải Đăng
Bút Hiệu : Tịnh Mạc
Bút Hiệu : Tịnh Mạc

Tổng số bài gửi : 425
Join date : 05/08/2011
Đến từ : SA MẠC

http://viethaidao.tk

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết