Lưu Trữ một số bài viết của Vs Tịnh Mạc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Vua Gia Long : "Đàn bà ghê sợ lắm!"

Go down

Vua Gia Long :  "Đàn bà ghê sợ lắm!" Empty Vua Gia Long : "Đàn bà ghê sợ lắm!"

Bài gửi by Tuệ Đức Hải Đăng September 25th 2011, 6:09 pm

Vua Gia Long :  "Đàn bà ghê sợ lắm!" Gia_long

"Trẫm ở giữa một đám yêu phụ", "Trẫm muốn sửa đổi lại cả thế giới vì đàn bà ghê sợ hơn đàn ông"... là những tuyên bố thú vị của hoàng đế Gia Long về phụ nữ ở thế kỷ XIX.

Bên cạnh hai bà phi được phong làm hoàng hậu là Thừa Thiên Cao hoàng hậu (mẹ hoàng tử Cảnh) và Thuận Thiên Cao hoàng hậu (mẹ vua Minh Mạng); hoàng đế Gia Long còn sách phong cho bà Lê thị Ngọc Bình (con vua Lê Hiển Tông, em Ngọc Hân công chúa ) làm Đệ Tam Cung; đồng thời có gần 100 phi tần khác vây quanh, khiến cho đời sống tình cảm vừa phong phú, vừa rối tung như "canh hẹ".

"Trẫm ở giữa một đám yêu phụ"

Trong một lần tâm sự với triều thần gốc Pháp là J.B.Chaigneau, vua Gia Long đã kể về những bà vợ: "Khanh sẽ không ngờ rằng, cái gì đợi Trẫm ở kia (vua chỉ về phía hậu cung) khi Trẫm rời khỏi nơi đây. Ở đây, Trẫm rất thoải mái vì được nói chuyện với những người xứng đáng; họ lắng nghe Trẫm, họ hiểu Trẫm và khi cần, họ vâng lệnh Trẫm răm rắp. Còn ở chốn hậu cung, Trẫm gặp phải một lũ qủy sứ thật sự. Chúng cãi vả nhau, ngược đãi nhau, phỉ báng nhau và sau đó, tất cả chạy đến cầu xin Trẫm phân xử. Nếu làm đúng, Trẫm sẽ luôn luôn khiển trách tất cả. Trẫm không biết ai chịu nhường nhịn ai trong cơn giận dữ".

Sau một lúc im lặng, vua lại tiếp: "Chốc nữa Trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm Trẫm điếc tai, nhức óc". Và rồi để chứng minh những gì phải chịu đựng, hoàng đế Gia Long giả giọng, điệu bộ của phi tần, tức giận hét lớn: "Muôn tâu Bệ hạ, Bệ hạ phân xử, bà đã sỉ nhục thần thiếp, người ta ngược đãi thần thiếp, thần thiếp xin phân xử..."

"Trẫm muốn sửa đổi lại cả thế giới vì đàn bà ghê sợ hơn đàn ông"

Trước chuyện nhà "lùm xùm" của hoàng đế Gia Long, triều thần Chaigneau đã bày tỏ sự cảm thông và tâu trình vua một kế sách: "Hoàng thượng có thể giảm bớt mối sầu khổ trong chuyện nhà bằng cách hạn chế nạp phi".

Theo sử sách, trong số các bà phi, cũng có những người bất hạnh vì chẳng bao giờ được vua “chiếu cố” từ ngày được đưa vào cung cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Đó là nỗi đau đớn và phiền muộn của số phận cung tần, mà Nguyễn Gia Thiều đã miêu tả trong tác phẩm "Cung oán khâm khúc":

Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải
Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ
Hoa này bướm nỡ thờ ơ
Để gầy bông thắm để xơ nhị vàng...

Thế nhưng, điều này như "chạm phải tổ kiến lửa", vua lập tức cho lính vệ và hộ vệ quân được phép lui ra; sau đó, hài hước chia sẻ: "Ồ! Ông Chaingneau, nếu các quan đồng liêu của khanh nghe được điều khanh vừa mới nói ra, họ sẽ trở thành những kẻ thù truyền kiếp của khanh. Khanh không biết rằng, các cung phi hầu hết là con gái của các quan ư?".

Không dừng ở đó, hoàng đế Gia Long còn cho biết, không bao lâu nữa, một vị quan sẽ dâng hiến con gái và dù ở bậc tối cao thiên hạ thì vua cũng không thể từ chối vì như vậy, vua sẽ chọc tức ông ta và cùng chịu đau đớn. Bởi lẽ, con gái một quan trong triều được chọn làm vợ vua là một vinh dự của gia tộc; đồng thời về phía bậc quân vương, đây lại là sự đảm bảo cho lòng trung thành của đấng bề tôi. "Nếu Trẫm ghét bỏ một một trong các cung phi của Trẫm, thì nó sẽ than phiền với thân phụ nó ngay và nếu không sỉ nhục to tiếng trước tuổi tác già nua của Trẫm, thì ông ta cũng khéo léo gieo rắc giữa các quan những sự đồn đại vụn vặt về Trẫm, sẽ làm cho Trẫm mang đầy sự lố bịch trước đôi mắt của thần dân", vua than phiền.

"Trẫm muốn sửa đổi lại cả thế giới, nhất là đàn bà, vì họ ghê sợ hơn đàn ông", vua Gia Long tuyên bố.

Vậy rõ là, không phải cứ là bậc thiên tử thì mọi điều đều sung sướng. Theo giai thoại trên, có lẽ vua Gia Long ngày xưa có cuộc sống đời thường không bằng thứ dân. Hằng ngày, vua phải thường xuyên tiếp súc với các bà vợ là một “bọn quỷ sứ thật sự”. Và từ điều này cho thấy, trong hậu cung của vua Gia Long ngày ấy không hề yên tĩnh mà ngược lại, luôn luôn có sự đối kỵ, ganh tỵ, ghen ghét, tranh giành quyền lực và lừa lọc lẫn nhau...

- Nguyễn Ánh, trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, là vị vua có công khi thống nhất Việt Nam sau gần 300 năm chia cắt và chiến tranh kể từ thời Nam Bắc triều tới hết thời Tây Sơn (1533-1802). Sau đây là một số lời nhận xét về ông:

“Từ Nguyễn Ánh đến Gia Long - hai tên gọi của một con người - nhãn quan chính trị của ông đối với người Pháp có sự thay đổi rõ rệt. Trong hoàn cảnh mới của lịch sử, ở con người Gia Long chỉ có thái độ hòa dịu với người Pháp do phải biểu hiện sự hàm ơn một cách miễn cưỡng, chứ hoàn toàn không có sự thỏa hiệp và bán rẻ quyền lợi quốc gia cho ngoại bang. Gia Long còn là người hết sức cảnh giác trước mưu đồ thâm nhập Việt Nam của tư bản Pháp và Tây Âu; là người quyết tâm bảo vệ vẹn toàn lợi ích quốc gia - dân tộc trước sức ép của chủ nghĩa tư bản Pháp mà các chính sách của Minh Mạng là bằng chứng biện minh hết sức thuyết phục” (Nguyễn Quang Trung Tiến)

“Cũng còn có ý kiến cho rằng triều đại nhà Nguyễn từ đời vua Gia Long trở đi là triều đại phong kiến tàn ác, khắc nghiệt. Thực ra, đây chưa hẳn là do Gia Long có chính sách lạc hậu, phản động. Tình hình loạn lạc, đói kém đã diễn ra suốt thế kỷ XIX cho đến khi Pháp xâm lược. Nhà Nguyễn bất lực nên phải chịu trách nhiệm trước lịch sử. Riêng Gia Long, sự cố gắng chấn hưng lại rõ ràng, cần phải có sự công bằng, không định kiến không bị ảnh hưởng thiên lệch mà đặt lại vấn đề Gia Long cho đúng sự thật ở nơi ông”. (Vũ Ngọc Khánh)



Theo Đất Việt
Tuệ Đức Hải Đăng
Tuệ Đức Hải Đăng
Bút Hiệu : Tịnh Mạc
Bút Hiệu : Tịnh Mạc

Tổng số bài gửi : 425
Join date : 05/08/2011
Đến từ : SA MẠC

http://viethaidao.tk

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết