Lưu Trữ một số bài viết của Vs Tịnh Mạc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lá thư Chưởng Môn : Học lại một ''tuyệt chiêu"

Go down

Lá thư Chưởng Môn  :  Học lại một ''tuyệt chiêu" Empty Lá thư Chưởng Môn : Học lại một ''tuyệt chiêu"

Bài gửi by Tuệ Đức Hải Đăng January 9th 2013, 7:58 pm

'' Học ăn-học nói-học gói-học mở" là câu chẳng biết từ có từ bao lâu, do ông bà tổ tiên truyền lại cho con cháu. Đó được coi là một trong những bí quyết của cuộc sống. Là những kỹ năng căn bản mà con người cần có trong cuộc đời của mình. Thoạt nghe cứ ngỡ là những điều vớ vẩn, vì những điều ấy biết bao người luôn cho rằng đấy là những điều mà tự nhiên sẽ biết.. Chằng cần quái gì phải học. Tuy nhiên cái đơn giản nhất là ăn, là một bản năng, mà người biết ăn thì hầu như là tất cả. Tuy vậy kẻ biết cách ăn, biết lịch sự-lễ phép khi ăn, biết tạ ơn trời, nhớ ơn người mà có của ăn, và đôi lúc cũng cần phải biết ''miếng ăn là miếng nhục''... thì lại không nhiều.

Ăn-Nói-Gói-Mở... cho đến bao đời nữa thì nó mãi là những thang điểm rất căn bản, để đánh giá ít nhiều về một con người mà ta tiếp xúc. Nghĩ thì thấy sống ở đời này quá khó, bởi không học thì thôi mà đã muốn học thì chẳng biết học bao lâu cho đủ. Học thì ai cũng muốn là học tới, học tiến bộ, học văn minh...Nhưng xét lại thì có khi phải học lui, học lùi, học lại. Học lại những kỹ năng căn bản của con người mà ta đã tự lướt qua mà không để ý. Từ việc ăn uống, ngủ nghỉ, nằm ngồi, chữ viết... Từ việc vệ sinh cá nhân , rèn luyện thân thể...

Rất nhiều người trong chúng ta đã quan niệm học chỉ là nạp vào những con số, những câu chữ, những công thức...càng nhiều càng tốt. Mong sao mau có bằng cấp, chứng chỉ treo đầy đầu giường để ngắm mà tự hào là kẻ có học. Đúng là có học thật, nhưng biết đâu lại là kẻ vô giáo dục.Trí thức thật nhưng lại vô văn hóa. bụng mổ ra thì mấy rổ chữ nghĩa, nhưng miệng nói ra thì toàn cóc nhái tanh tưởi. Dán đầy chức tước vọng vị trên lưng, nhưng khi hành xử thì thua kẻ thất phu đầu đường xó chợ.

Thế thì học không phải với mục đích kiếm lợi danh, để mong trỗi vượt kẻ khác với sự ngạo mạn, dể duôi. Học không phải cái cách mà gọi là trưởng giả học làm sang, thành loại ngu si mà giả danh trí thức. Mà học để mở mang kiến thức để hiểu được nhiều điều cao đẹp hơn. Rồi dù ai đó tin vào thuyết tiến hóa vẫn có thể biết rằng con người không phải là giới hạn cuối cùng. Mà thật sự vẫn còn tiến hóa hơn nhiều nữa, nhờ vào kỹ năng sống và đạo lý mà ta tiếp nhận, hàm dưỡng cùng sự tu luyện.

Vậy nếu quay lại mà học, thì chúng ta nên khởi đầu bằng sự học nghe. Một kỹ năng dù không nằm trong Ăn-Nói-Gói-Mở, nhưng nó chính là bước đầu tiên căn bản nhất. Người ta biết nghe từ trước khi biết nói, biết nhìn, biết ăn...Biết nghe từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ. Trời sinh con người có hai lỗ tai, hai con mắt và chỉ một cái miệng. Điều đó nói lên ta nên nghe, nhìn nhiều hơn nói. Biết nghe là một phản xạ tự nhiên của con người, nhưng biết lắng nghe lại là một kỹ năng cần học hỏi mới có.

Bản thân tôi tự nhận xét thì đến hơn 80% kiến thức của mình có được thì từ sự NGHE. Những ai thân cận với tôi, đều nhìn ra điều đó. Tôi có khả năng nghe không mệt mỏi. Nghe tất cả những gì mà người ta nói, bất kể họ là ai, hạng người gì, trình độ nào. Nghe tất cả những điều có khi chẳng liên quan chút gì tới bản thân mình lúc ấy. Bởi biết rằng nó rất có thể cần trong tương lai hoặc mình không cần thì người khác sẽ cần sự hiểu biết ấy. Hơn nữa lắng nghe cũng là một việc bác ái, từ thiện. Vì rất nhiều con người có nhu cầu được nói, tuy nhiên tiếng nói của họ có thể đã không được mấy ai tôn trọng, thấu hiểu. Trong nhiều cuộc gặp gỡ với một số người, nhiều môn sinh tôi nói..

" Thầy nghe hay thật, con nghe họ nói mà nhức đầu và tối tăm mặt mũi..."

Lúc còn trên đường tìm hiểu các tôn giáo, tôi đã từng gõ cửa nhà Chùa, nhà thờ đạo Tin Lành, Thánh Thất Cao Đài... để nghe họ nói, giảng đạo lý của họ. Có những đề tài khô như củi, đến mức dù là tín đồ thì không ít kẻ sẽ phải ngoạc miệng ra ngáp mà không cần ý tứ mà đưa tay che miệng. Ngay cả tôn giáo của tôi cũng thế, thiếu gì kẻ ca thán " Khiếp, ông Cha ấy giảng dài lê lết. Nghe mà sôi ruột sôi gan" . Họ đâu biết khi tai còn nghe được điều đạo lý, mắt còn thấy sự tốt đẹp là một phúc lớn cần trân quý. Và dù không là đạo lý thì cũng hãy đãi cát tìm vàng. Bởi thế nào trong những câu nói ấy, thế nào cũng có điểm gì đó cần học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Nhà văn nổi tiếng của Mỹ là Max Ehrmann đã viết ..“Hãy lắng nghe người khác, cho dù họ là những người chậm trí hay những kẻ thất học, bởi ai cũng có câu chuyện của riêng mình.”

Khi biết lắng nghe, chúng ta sẽ được mở mang lợi ích nhiều về kiến thức của nhiều mặt khác nhau. Có biết bao nhiêu điều mà không hề có trong trường học hay sách vở. Bởi đó có khi là kinh nghiệm truyền đời của cả dòng tộc, môn phái hay là sự đốn ngộ của một cá nhân. Mỗi con người thực sự là một kho tàng vô cùng phong phú, nên chúng ta hãy học cách mà biết khai thác. Nhất là hãy biết gần gũi và lắng nghe nơi những con người mà chính họ có khả năng khai mở cho chúng ta.

Như đã có câu " Nói chuyện với cao nhân một khắc, còn hơn khổ đọc mười năm''.

Không biết có bao giờ bạn đã cảm nhận điều ấy chưa ?

Tịnh Mạc
Tuệ Đức Hải Đăng
Tuệ Đức Hải Đăng
Bút Hiệu : Tịnh Mạc
Bút Hiệu : Tịnh Mạc

Tổng số bài gửi : 425
Join date : 05/08/2011
Đến từ : SA MẠC

http://viethaidao.tk

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết