Lưu Trữ một số bài viết của Vs Tịnh Mạc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lá thư Chưởng Môn : Đừng cúi đầu !

Go down

Lá thư Chưởng Môn  :  Đừng cúi đầu ! Empty Lá thư Chưởng Môn : Đừng cúi đầu !

Bài gửi by Tuệ Đức Hải Đăng January 9th 2013, 7:55 pm

Lá thư Chưởng Môn  :  Đừng cúi đầu ! Hixlq110

Tôi có một vị thầy mà bài học đầu tiên học được từ vị thầy ấy là ''đừng cúi đầu ".
Trong lần gặp gỡ đầu tiên, tôi đã cúi rạp mình để chào thầy để tỏ lòng quy phục, tôn kính. Thầy dạy ngay rằng :

" Không việc gì mà phải cúi đầu trước bất cứ ai nếu mình không phạm lỗi. Để tỏ lòng tôn sư trọng đạo, kính ngưỡng tuổi tác, vai vế thì chỉ cần nghiêng mình ( cúi lưng trong tư thế đầu vẫn ngay ngắn và mắt nhìn thẳng vào người đối diện ) là đủ ".

Khi ấy tôi thoáng rùng mình vì một luồng đạo lý chạy suốt xương tủy,bởi những điều này không phải ai cũng biết và cũng chẳng có sách vở nào dạy đến. Nó tuy đơn giản nhưng là một chân lý giúp người ta phải biết cúi đầu khi nhận lỗi nhưng luôn hiên ngang khí khái trước bất cứ ai với cốt cách của người quân tử. Một bậc thầy đúng nghĩa thì phải biết dạy cho môn sinh của mình ngoài những sở đắc học vấn còn là đạo cách trượng phu trong đối nhân xử thế, chứ dù cho họ chữ nghĩa đầy cả bụng mà mãi hèn hèn yểu yểu, ngày sợ...ma, đêm sợ...cướp, gặp ai ''cao lớn đường bệ' phải rung râu cá chốt mà xun xoe, nịnh hót thì họ trưởng thành sao được.


Cái lối dạy mà để người ta...ngu hơn. Cái lối dạy mà khiến người khác hèn hơn, là một cách giáo dục ác độc nhất. Vì dạy người là nâng cao con người lên, chứ không phải như dạy thú làm...xiếc thú.

Vâng nghe sự minh thị của vị thầy đó, từ lâu nay tôi chẳng bao giờ bắt buộc bất cứ học trò nào phải tôn kính mình với kiểu gục đầu cúi cổ. Người ta đến với mình là vì duyên vì phận, chứ ngoài kia còn biết bao người tài giỏi hơn mình nhiều. Người ta gọi mình là thầy, có lòng kính trọng chút gì cũng vì cái tình, cái nghĩa...Chứ sở học thì chỉ vừa lưng chén mà sự bất toàn của mình thì đổ đầy sàng còn lọt cả xuống nia.

Báu gì mà vênh váo !

Thỉnh thoảng coi vài clip trên Youtube, thấy có những vị thầy nói gì ra thì cả đám đông cúi đầu sát đất vỗ tay rần rần tung hô... Si phụ ...Si phụ...mà thấy đáng thương cho họ. Hay vào chùa nhìn xem những bà già tóc bạc quỳ xuống lạy mấy chú tiểu, thầy sư non choẹt như tế sao trong một nghi thức gì đấy của họ. Hoặc như biết bao ông bà cụ vẫn hằng ngay rạp mình trước các linh mục mới ''ra trường'' để thưa trình, bẩm lạy mà chợt ...cám cảnh vô cùng. Đành rằng sự tôn kính ấy có thể giúp người ''bề dưới'' rèn luyện đức khiêm nhu và giúp ''bề trên'' sống sao cho xứng đáng với sự ''tung hô'' ấy, nhưng nó lại là con dao hai lưỡi để cũng có thể khiến cho ''bề dưới'' nếu yếu đuối sẽ ra hèn hạ và ''bề trên'' nếu vênh váo sẽ càng thêm...láo toét ( Mà thường chỉ vênh váo, láo toét với thuộc hạ, nhưng trước ''bệ hạ'' thì cũng xun xoe bợ đỡ. Vì phàm kẻ thích người ta dua nịnh mình, thì họ cũng luôn ứng xử như thế trước những ai mạnh thế hơn) .

*****
Đạo lý cổ truyền thì những người lãnh đạo được tôn kính lắm. Tôn kính để trị vì, để chỉ huy, để sửa dạy... Hàng ngàn điển tích đã giáo huấn cho người ta phải hết lòng kính trọng các đấng bậc làm thầy. Thế nhưng cũng từ Nho đạo lại có câu như ngược lại khiến người ta kinh ngạc đó là :

Đương nhân bất nhượng ư sư ( Khổng Tử )

Nghĩa là người đường đường chính chính thì chẳng việc gì phải quỳ lụy thầy mình. Việc gì tốt hay thì ngay cả thầy mình cũng không nhượng bộ. Cho nên thầy nói điều sai mà nghe, thầy làm điều xấu mà bắt chước, thầy bắt học trò cúi đầu thì liền cúi đầu, thì người học trò ấy chẳng bao giờ thành ''đương nhân'' và chính họ sẽ tự biến mình thành một loại ngu đồ để cúc cung nuôi dưỡng bọn tà sư đỏ da thắm thịt mà băng hoại thế gian thiên hạ.

*****
Ở một nơi chỉ có mỗi cái ghế đá, anh học trò không dám ngồi ngang hàng với thầy mình để trò chuyện vì sợ thất lễ. Người thầy nói :

- Mày cứ ngồi xuống đây. Cứ ngồi ngang hàng với tao không sao cả. Miễn đừng ngồi lên...đầu tao là được.

Thật thế, để giữ cốt cách quân tử, đương nhân, thì không nên hèn yếu, dua nịnh bề trên. Tuy nhiên đối với các bậc đã có ân tình dưỡng giáo mình, thì cũng không vì hiểu sai lý lẽ này mà khinh thường , bỡn cợt... Một lúc nào đó nếu có lỡ nhảy lên đầu người ta mà... mất dạy, thì hãy 'vui lòng' ...nhảy xuống, để khỏi là thứ bạc bẽo, vô ân phụ nghĩa thua cả lũ súc vật hữu tình.

Trọng người-người trọng mình. Tự trọng để được tôn trọng là thế !
Đừng cúi đầu với ai! Đừng khiến ai phải cúi đầu với mình.
Nếu thầy anh hùng, trò anh hùng, nếu ta đương nhân, họ đương nhân , thì ở một nghĩa nào đó vẫn là sự bình đẳng.

Tịnh Mạc
Tuệ Đức Hải Đăng
Tuệ Đức Hải Đăng
Bút Hiệu : Tịnh Mạc
Bút Hiệu : Tịnh Mạc

Tổng số bài gửi : 425
Join date : 05/08/2011
Đến từ : SA MẠC

http://viethaidao.tk

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết