Lưu Trữ một số bài viết của Vs Tịnh Mạc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lá Thư của Thầy : Đừng Lợi Dụng !

Go down

Lá Thư của Thầy : Đừng Lợi Dụng ! Empty Lá Thư của Thầy : Đừng Lợi Dụng !

Bài gửi by Tuệ Đức Hải Đăng January 9th 2013, 7:40 pm

Cách đây không lâu, tôi có nhận được một email của con bé học trò cũ. Trong đó nó kể việc cho bạn mượn tiền, thế mà qua kỳ hạn bạn nó hứa trả đã lâu, mà chẳng thấy đồng xu nào hoàn cố chủ. Nó viết " Bây giờ đòi tiền thì mất bạn, được bạn thì mất tiền...Không biết phải làm sao?.."

Trong cuộc sống chúng ta thường gặp phải những kẻ lợi dụng như thế, nhất là khi là người có chút địa vị và tài sản, thì càng dễ là con mồi cho các kẻ lợi dụng săn đuổi. Cổ văn có câu

" Bần cư náo thị vô nhân vấn
Phú tại thâm sơn khách viễn tầm"

Có nghĩa là nghèo nàn dù ở giữa Sài Gòn cũng chẳng thấy ma nào tới chơi, rủ rê, mời mọc...Còn giàu có thì dù trốn lên núi Tà Lơn thì khách khứa xa xôi cũng sẽ không ngại đường xa mà đến ''vấn an'' nườm nượp. Xưa nay chuyện ấy vốn như một lẽ thường của cuộc đời này. Để rồi có thể cái câu ''giàu đổi bạn'' cũng có nghĩa tích cực. Là khi giàu nên chơi với bạn giàu, để chúng không vay mượn, không lợi dụng, hòn bấc ném qua hòn chì cũng biết ném lại.

Xét lại những ứng xử trong các mối quan hệ của chúng ta, thì chắc hẳn ít ai mà thoát khỏi cái ''nghiệp'' bị làm từ thiện cưỡng bách. Họ lợi dụng nhau trong mọi nơi mọi lúc, bất cứ hoàn cảnh nào có thể và dùng đủ mọi phương tiện dù là khoác lên nó vẻ thanh cao vô vị lợi.

Dạo này không ít các tang gia ở trong nước và ngay cả xứ Mỹ, khi đăng cáo phó báo tin buồn thân nhân qua đời, nhiều nhà cũng đã dùng chiêu ''từ thiện cưỡng bức'' như sau..

" Tất cả số tiền phúng điếu, chúng tôi sẽ giúp đỡ cô nhi viện, nhà dòng nghèo, nạn nhân chiến tranh..."

Con cháu người quá cố có thể là linh mục, tu sĩ ,hay kẻ tai to mặt lớn bụng bự nào đó. Họ chẳng biết phúng điếu là hình thức rất nhân văn mang tính truyền thống của những người lân cận, để giúp đỡ tang gia chi phí mà lo hậu sự. Vì thế nếu tang gia giàu có hay vì lý do nào khác mà cóc cần thì thôi..Miễn phúng điếu, miễn vòng hoa cho rồi, để người chết và chính con cháu khỏi mang nợ nần thêm vào cổ. Việc gì mà phải cưỡng bức người khác làm từ thiện như thế nhỉ?

Hay một ''chuyện thường tình ở huyện'' là cứ mỗi lần lên phường xin con mộc đỏ choét vào loại giấy tờ gì đấy, thì nhiều khi cũng bị '' cưỡng...'' đóng tiền xóa đói giảm nghèo, tiền ủng hộ đội văn nghệ quỷ quái nào của xã khóm.

Ở giáo xứ cũng thế, nhiều ''chiên non, chiên già'' đã làm ''công quả'' phục vụ cộng đoàn...Thế mà mỗi năm nhiều hẹn phải lên, nhiều phen phải móc...tiền. Để ''bổn mạng cha xứ'', ''Noel cha xứ'', '' tết cha xứ''...

( Có lần tôi '' bị '' một chức sắc quyên góp '' từ thiện cha xứ'', tôi đã trả lời thẳng '' Cháu không cảm thấy mình phải có cái nghĩa vụ ấy" . Thế là một tia mắt hình con dao, nói lên ngụ ý tôi là thằng vô ơn, bội bạc và keo kiệt...).

Có cả ngàn vạn cách mà con người ta ''thông thái'' tìm ra để lợi dụng lẫn nhau và có lẽ sẽ có bốn loại người đứng trước kẻ có môn võ lợi hại .. lợi dụng công phu

1) Ngu si : không biết mình là kẻ bị lợi dụng
2) Ngu hiền : Biết mình bị lợi dụng mà cứ ok
3) Khôn lỏi : mày lợi dụng tao, tao lợi dụng mày
4) Khôn ngoan : Không lợi dụng ai mà cũng không để ai lợi dụng mình.

Đôi khi xét ra thì làm kẻ khôn ngoan cũng khó vô cùng đối với những ai làm kinh tế hay phải đụng chạm nhiều với nhiều mối quan hệ khác nhau trong công việc. Thế nhưng nếu cố gắng làm người ngay chính, thì lương tâm sẽ thanh thản hơn, trong lòng có một góc bình thản giữa muôn tiết điệu điên loạn vồ vập của cuộc sống kim tiền. Linh hồn mình thì cũng còn một khoảng tinh khôi nào đó giữa những vết đen của nhiều ái dục khác.

Hãy sống chân thành, mà trân trọng những ai quảng đại trong việc đối đãi với ta, đừng lợi dụng lòng tốt của họ.

Hãy biết tự trọng trước tiền tài của người khác, để biết "xót" cho tờ bạc của họ còn hơn nhiều lần đồng tiền của mình.

Hãy nhớ rằng những người chung quanh ta, dù họ khá giả sung túc hơn ta, nhưng không có nghĩa là họ phải khoản đãi, chi trả, ''làm từ thiện'' cho ta.

Hãy soi mặt mình vô gương và tự nhủ nhiều lần rằng..

- Tinh thần ta là vô giá, không tiền của nào mua được, không vật chất nào đánh đổi được. Ta không thể bán rẻ nó, đổi chác nó.

Hãy tâm niệm rằng ta sống dưới định luật công bằng hay định luật vay trả.

Chạy đâu cho thoát?

Bởi

" Của Phật mất một đền mười
Phật vẫn còn cười Phật chẳng nhận cho"


VS Hải Đăng
Tuệ Đức Hải Đăng
Tuệ Đức Hải Đăng
Bút Hiệu : Tịnh Mạc
Bút Hiệu : Tịnh Mạc

Tổng số bài gửi : 425
Join date : 05/08/2011
Đến từ : SA MẠC

http://viethaidao.tk

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết